Các bác sỹ từ lâu đã biết rằng các thuốc giảm đau, chống viêm như ibuprofen, aspirin hay Aleve nếu sử dụng quá liều có thể gây những hậu quả nghiêm trọng, thậm chí là tử vong, nhưng một nghiên cứu mới đây cảnh báo rằng nguy hiểm sẽ tăng lên nếu sử dụng cùng các thuốc chống trầm cảm.
SSRi (thuốc ức chế tái hấp thu chọn lọc trên Serotonin) một loại thuốc chống trầm cảm khi sử dụng cùng các thuốc chống viêm NSAIDs như Advil làm tăng nguy cơ chảy máu đường tiêu hóa, chảy máu thực quản, dạ dày lên đến 600% theo các báo cáo nghiên cứu. Ngoài ra việc sử dụng SSRi cùng với nhóm thuốc giảm đau Triptans( điều trị các triệu chứng đau đầu, buồn nôn) làm thay đổi nồng độ Serotonin trong não. Theo báo cáo của Thư viện Y khoa Quốc gia (National Library of Medicine), sự thay đổi này gây nên những tác dụng khó chịu, như kích động, tăng thân nhiệt, nhịp tim nhanh, thở nhanh.
Drug exposure Hazard ratio
Aspirin (reference) 1.0
Aspirin + SSRI 1.42
Clopidogrel 1.15
Clopidogrel + SSRI 1.76
Aspirin + Clopidogrel 1.49
Aspirin + Clopidogrel + SSRI 2.35
Source: Canadian Medical Association Journal 2011.
Một số thuốc SSRI nổi bật hiện nay dang sử dụng rộng rãi như:
2. Aspirin và thuốc chống đông máu (Anticoagulants)
Như đã biết, cục máu đông là kết quả của một loạt các hiện tượng xảy ra trong quá trình cầm máu. Cục máu đông được hình thành trong cơ thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra các cơn đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, đột quỵ, thuyên tắc khối tĩnh mạch… và đều để lại hậu quả nặng nề cho bệnh nhân, thậm chí có thể gây tử vong. Thuốc chống đông máu được chỉ định cho bệnh nhân nhằm làm giảm sự hình thành các cục máu đông trong mạch máu, kéo dài thời gian tạo cục máu đông
Aspirin là thuốc không kê đơn (OTC) phổ biến, thường được biết đến như là một thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm thông thường. Tuy nhiên, nhiều người không nhận thức được rằng, Aspirin cũng là một thuốc chống đông, do có khả năng ngăn ngừa sự hình thành các nút chăn tiểu cầu
Khi sử dụng đồng thời 2 thuốc trên, sẽ rất dễ gây nên một hiệu ứng phụ là làm tăng nguy cơ chảy máu ở cả bên trong và bên ngoài.
3. Thuốc giảm đau và thuốc chống lo âu (Anti-anxiety Medications)
Cả hai loại, thuốc chống lo âu và thuốc giảm đau nguồn gốc Opioid, chẳng hạn như morphine, codeine, cùng với các biệt dược như Percocet và Vicodin đều gây nên hiên tượng trầm cảm. Do vậy nếu sử dụng đồng thời có thể lầm tăng độc tính, nguy cơ trầm cảm quá mức sẽ gây nên những ảnh hưởng nghiêm trọng lên tim và hô hấp : giảm nhịp tim, giảm hoạt động hô hấp, năng hơn gây ức chế tim, hô hấp dẫn tới tử vong.
CBS, một công ty truyền thông và phát Radio của Mỹ, dẫn rằng cứ 3 người sử dụng thuốc giảm đau do bác sỹ kê đơn thì một trong số họ cũng sẽ được kê một loại thuốc chống lo âu hoặc giãn cơ từ một bác sỹ khác ở một nơi khác, Dr. Holly Phillips nói trên CBS :” Chúng tôi gọi đây là “ Doctor shopping”, có nghĩa là bệnh nhân mua thuốc từ nhiều bác sỹ khác nhau và các bác sỹ không thể biết được thuốc ở mỗi đơn kê trước đó.”
Acetaminophen và Opioids là 2 thuốc được sử dụng rất phổ biến nhưng cũng rất nguy hiểm đặc biệt khi dùng đồng thời ở liều cao hơn liều khuyến cáo, hậu quả co thể gây tử vong. Trong nhiều trường hợp, một số cá nhân cố gắng làm tăng tác dụng của Tylenol bằng cách kết hợp với một thuốc gây nghiện, và được gọi là Tylenol 3 ( 300mg acetaminophen và 30mg codeine) .Khi cả hai thuốc được sử dụng cùng nhau có thể gây nên những hậu quả nghiêm trọng cho gan.
Một nghiên cứu năm 2005 của trường Đại học Trung tâm Y khoa Washington, Seattle cho thấy 38% trường hợp phát hiện suy gan cấp tính tiến triển khi vô tình uống 2 hoặc nhiều hơn các chế phẩm acetaminophen cùng lúc, và 63% khi uống kết hợp với opioids
5. Thuốc ho và thuốc kháng Histamine
Nhiều thuốc ho không kê đơn và thuốc kháng histamine có chứa các thành phần tương tự nhau, do đó khi sử dụng đồng thời dễ dẫn đến nguy cơ quá liều. Điều này có thể gây nên sự khuếch đại tác dụng an thần, đặc biệt khi uống cùng rượu.
Cảm giác buồn ngủ được “khuyếch đại” có thể gây nguy hiểm đặc biệt cho những người lái xe hoặc vận động máy móc nhưng không nhận thức được tác dụng an thần do sử dụng thuốc trước đó. Ngay cả khi uống thuốc ho và thuốc kháng hastamine vào buổi đêm trước đó có thể gây nên tác dụng choáng váng vào sáng hôm sau. Tờ US Today cho biết.
Tác giả bài viết: Tổng hợp : Nguyễn Hữu Dũng
Nguồn tin: Tổ thông tin Khoa Dược
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn