Luật trưng cầu ý dân được Quốc hội khóa XIII kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 25/11/2015; Luật được Chủ tịch nước ký lệnh công bố ngày 08/12/2015 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2016
Luật gồm 8 chương, 52Điều:
- Chương I gồm 13 điều(từ Điều 1 đến Điều 13) quy định về phạm vi điều chỉnh; đối tượng áp dụng; giảithích từ ngữ; nguyên tắc trưng cầu ý dân; người có quyền bỏ phiếu trưng cầu ýdân; các vấn đề trưng cầu ý dân; phạm vi tổ chức, ngày bỏ phiếu, các trường hợpkhông tổ chức trưng cầu ý dân; giám sát việc tổ chức trưng cầu ý dân; hiệu lựccủa kết quả trưng cầu ý dân; kinh phí tổ chức và các hành vi bị nghiêm cấm.
- Chương II gồm 4 điều (từ Điều 14 đến Điều 17) quy định về đề nghịtrưng cầu ý dân; về thẩm tra, xem xét, cho ý kiến về đề nghị trưng cầu ý dân;việc Quốc hội xem xét, quyết định việc trưng cầu ý dân.
- Chương III gồm 6 điều (từ Điều 18 đến Điều 23) quy định về nhiệmvụ, quyền hạn của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấptrong việc tổ chức trưng cầu ý dân; việc thành lập các Tổ trưng cầu ý dân; cơquan giúp việc và việc trưng tập cán bộ, công chức, viên chức trong trưng cầu ýdân và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị vũ trang Nhân dân và Nhân dântrong việc tổ chức trưng cầu ý dân.
- Chương IV gồm 7 điều (từ Điều 24 đến Điều 30) quy định về nguyên tắc lập danh sách cử tri; các trường hợpkhông được ghi tên, bị xóa tên, được bổ sung tên vào danh sách cử tri; thẩmquyền lập danh sách, việc niêm yết danh sách, khiếu nại và giải quyết khiếu nại về danh sách cử tri; việc cửtri bỏ phiếu nơi khác và quy định về khu vực bỏ phiếu trưng cầu ý dân.
- Chương V gồm 4 điều(từ Điều 31 đến Điều 34) quy định vềmục đích,nguyên tắc, nội dung, các hình thức thông tin, tuyên truyền về trưng cầu ý dânvà trách nhiệm cơ quan, tổ chức trong thông tin, tuyên truyền về trưng cầu ýdân.
- Chương VI gồm 5 điều (từ Điều 35 đến Điều 39) quy định về phiếutrưng cầu ý dân; thời gian, địa điểm bỏ phiếu; việc bỏ phiếu sớm, hoãn ngày bỏphiếu; quyền, nghĩa vụ của cử tri và nguyên tắc bỏ phiếu trưng cầu ý dân.
- Chương VII gồm 10điều (từ Điều 40 đến Điều 49) quy định về kiểm phiếu; phiếu không hợp lệ; khiếu nại, tốcáo về kiểm phiếu; biên bản kết quả kiểm phiếu của Tổ trưng cầu ý dân; kết quảtrưng cầu ý dân; báo cáo kết quả trưng cầu ý dân của Ủy ban nhân dân các cấp vàviệc báo cáo Quốc hội về kết quả trưng cầu ý dân của Ủy ban thường vụ Quốc hội;việc bỏ phiếu lại; xác định và công bố kết quả trưng cầu ý dân; báo cáoQuốc hội về kết quả trưng cầu ý dân.
- Chương VIII gồm 3 điều (từ Điều 50 đến Điều 52) quy định về xử lývi phạm pháp luật về trưng cầu ý dân;về hiệu lực thi hành và việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hànhLuật.